DEV Community

Cover image for Đau dạ dày ở phần nào của bụng?
CumarGold CVI
CumarGold CVI

Posted on • Updated on

Đau dạ dày ở phần nào của bụng?

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái. Tuy nhiên, đau dạ dày là đau vùng bụng, rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Vậy đau dạ dày ở phần nào của bụng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

  1. Nguyên nhân đau dạ dày

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây bệnh đau dạ dày:

  • Do chế độ ăn uống: Người bệnh thường có các thói quen xấu như thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ gây tổn hại niêm mạc dạ dày. Ăn uống không đúng bữa, nhịn đói thường xuyên cũng gây ra bệnh đau dạ dày. Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.

  • Do vi khuẩn HP: Đây là nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Vi khuẩn HP khi xâm nhập vào dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra những vết loét và các cơn đau dữ dội.

  • Do yếu tố tâm lý: Căng thẳng, stress kéo dài khiến dạ dày tăng co bóp hình thành các cơn đau dạ dày.

  • Sử dụng một số thuốc: Thường xuyên sử dụng một số thuốc như NSAIDs, corticoid,… rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

  • Vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp có vai trò điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi mắc các bệnh về tuyến giáp, có thể dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa hình thành các cơn đau dạ dày.

Tìm hiểu thêm về bệnh đau dạ dày: https://cumargold.vn/tu-van-dau-da-day/nguyen-nhan-trieu-chung.html

  1. Vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác liên quan đến đại tràng, thận, tuyến tụy, đường tiết niệu, tuyến mật… Vị vậy cần xác định chính xác vị trí đau để loại bỏ những nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Vùng bụng được chia làm hai vùng chính, trong đó vùng trên rốn được gọi là thượng vị, vùng dưới rốn gọi là vùng hạ vị. Dưới đây là 3 vị trí đau dạ dày thường gặp: Đau vùng thượng vị, đau vùng bụng giữa và đau phía trên bên trái.

  • Đau vùng thượng vị: Cơn đau tập trung ở vùng phía trên rốn và dưới xương sườn. Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn và đau âm ỉ kéo dài. Đau bụng vùng thượng vị kèm theo triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, nóng rát, chán ăn và giảm cân đột ngột thì chắc chắn đây là cơn đau dạ dày.

  • Đau vùng giữa bụng: Đây là vùng chứa nhiều cơ quan nội tạng nhất nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vị trí đau sẽ ở xung quanh vùng rốn và lan rộng xuống vùng bụng bên phải. Người bệnh thường cảm thấy khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua kèm theo những cơn quặn thắt, âm ỉ.

  • Đau vùng phía trên bên trái: Các cơn đau sẽ thường xuất hiện ở vùng thượng vị trước, rồi sau đó lan rộng ra hai bên và ra cả khu vực sau lưng, đặc biệt là đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái. Người bệnh hay cảm giác đói, xót ruột và nóng bụng. Cơn đau sẽ giảm đi sau khi ăn no nhưng ăn xong lại bị tức bụng, đầy hơi.

  1. Cách chăm sóc và phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả

Để phòng tránh bệnh đau dạ dày, bạn cần hạn chế các nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách điều chỉnh các thói quen sinh hoạt và ăn uống. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn tránh xa khỏi căn bệnh đau dạ dày

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn

  • Tránh các loại đồ uống có cồn, caffein, các chất kích thích

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa

  • Ăn chậm, nhai kỹ tránh gây áp lực lên dạ dày

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Tập thể dụng thường xuyên, nâng cao sức đề kháng

  • Ngủ đủ giấc, mỗi ngày từ 7-8 giờ, hạn chế thức khuya

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá

  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, stress

  • Lên kế hoạch giảm cân khoa học và an toàn để phòng ngừa bệnh đau dạ dày.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây

  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid khi chưa có chỉ định của bác sĩ

  • Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất theo chỉ định của bác sĩ

  • Nên uống thuốc với 1 ly nước lọc đầy để làm giảm tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày.

  • Khi gặp các vấn đề bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.

  • Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết được đau dạ dày ở phần nào của bụng. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất và có phương án điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm:

Top comments (0)