DEV Community

Ưu và nhược điểm của Hợp đồng điện tử khi triển khai tại doanh nghiệp

Trong nền kinh tế mở và điều kiện phát triển CNTT như hiện nay, hợp đồng điện tử đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp quan tâm lựa chọn thay thế cho các loại hợp đồng truyền thống bởi khả năng tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, dễ dàng trao đổi dữ liệu và chia sẻ thông tin. Vậy ưu và nhược điểm của Hợp đồng điện tử là gì?

Image description

Khái niệm hợp đồng điện tử

Theo quy định tại Điều 33 Luật giao dịch điện tử năm 2005, khái niệm hợp đồng điện tử được nêu cụ thể như sau:

“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”

Theo đó, khoản 12 điều 4 Luật Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.”

Có thể hiểu hợp đồng điện tử là hợp đồng được giao kết dưới dạng thông điệp dữ liệu để tạo, gửi, nhận và lưu trữ thông tin dưới dạng điện tử. Nếu hợp đồng truyền thống chủ yếu được thực hiện thông qua lời nói, hành động hoặc văn bản giấy, thì phương tiện thực hiện trong giao dịch điện tử là phương tiện thực hiện dựa trên công nghệ kỹ thuật, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc các công nghệ tương tự..

Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử

  • Theo quy định, hợp đồng điện tử được giao kết bằng thông điệp dữ liệu. Tất cả các đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết, nhận, gửi hợp đồng đều được thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
  • Về vấn đề gửi và nhận thông điệp dữ liệu cũng được quy định rõ trong Luật giao dịch điện tử 2005. Bao gồm: người khởi tạo thông điệp dữ liệu; thời điểm, địa điểm gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu; người nhận thông điệp dữ liệu;…
  • Về tính pháp lý, trong quá trình thực hiện và giao kết hợp đồng điện tử, các thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như hợp đồng truyền thống. Đây chính là yếu tố đặc biệt, giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian hơn nhiều so với hợp đồng giấy truyền thống.

Image description

Có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể trong giao kết hợp đồng
Ngoài sự tham gia của hai chủ thể chính là bên mua và bên bán, trong hợp đồng điện tử còn xuất hiện thêm một chủ thể thứ 3 nữa đó chính là bên tổ chức, cơ quan trung gian. Là các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử và các nhà cung cấp mạng.

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng là tổ chức cung cấp hạ tầng đường truyền và các dịch vụ khác có liên quan để thực hiện giao dịch điện tử. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng bao gồm tổ chức cung cấp dịch vụ kết nối Internet, tổ chức cung cấp dịch vụ Internet và tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập mạng.

Cách thức thực hiện giao kết hợp đồng điện tử

  • Giao kết hợp đồng điện tử cũng là việc các bên tham gia tạo lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ với nhau. Tuy nhiên, việc giao kết sẽ dùng thông điệp dữ liệu điện tử để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch. (Trừ trường hợp các bên tham gia có điều kiện khác)
  • Việc giao kết hợp đồng điện tử được xác nhận bằng việc ký chữ ký số của các bên trong hợp đồng. Chữ ký điện tử không được sử dụng trừ khi các bên tham gia hợp đồng đồng ý.

Có tính phi biên giới
Vì hợp đồng điện tử được giao kết dưới dạng thông điệp dữ liệu nên cả hai bên tham gia hợp đồng không cần gặp mặt và ký kết trực tiếp. Điều này có nghĩa là bất kể khi nào và ở đâu, hai bên đều có thể chủ động ký kết hợp đồng.

Tính vô hình, phi vật chất
Môi trường điện tử là môi trường số nên hợp đồng điện tử có tính chất vô hình và phi vật chất, nghĩa là hợp đồng điện tử tồn tại, được chứng thực và được lưu trữ bằng dữ liệu điện tử không thể nắm bắt hay cảm nhận được.

Tính hiện đại, chính xác
Tính hiện đại của hợp đồng thể hiện ở chỗ, hợp đồng điện tử được giao kết trên cơ sở sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, là kết quả của sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay. Việc sử dụng các công nghệ này mang lại sự chính xác cho giao dịch. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, hợp đồng điện tử đã và đang trở thành xu hướng mới thay thế dần hợp đồng giấy truyền thống.

Ưu và nhược điểm của hợp đồng điện tử

Image description
Ưu điểm của hợp đồng điện tử
Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà có cả nhiều doanh nghiệp ở trên thế giới vẫn còn chưa biết đến công dụng của phần mềm hợp đồng điện tử. Bởi họ nghĩ rằng chi phí phải bỏ ra cho một phần mềm quản lý bao giờ cũng cao hơn so với chi phí khi sử dụng hợp đồng giấy.

Tuy nhiên, khi sử dụng hợp đồng giấy, ngoài chi phí giấy và mực in thì doanh nghiệp còn phải trả nhiều chi phí bên ngoài khác, như: chi phí tủ lưu trữ, chi phí quản lý, chi phí bảo quản…. Với phần mềm hợp đồng điện tử, doanh nghiệp sẽ chỉ cần trả một khoản phí mua phần mềm hợp đồng điện tử mà không phải mất thêm nhiều khoản tiền cho những vấn đề trên.

Ngoài ra, bạn còn rút bớt được khoản chi phí đi lại, gặp gỡ khách hàng. Và việc sử dụng hợp đồng điện tử không chỉ giúp giảm bớt chi phí, mà nó còn thay đổi cách thức làm việc của bạn và của cả doanh nghiệp. Các bước tạo lập,phê duyệt, và ký hợp đồng được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.

Nhược điểm của hợp đồng điện tử

  • Khó xác định địa điểm ký kết khi xảy ra tranh chấp: Do hợp đồng điện tử có thể kí ở mọi nơi nên việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng và đặc biệt trong giao kết hợp đồng quốc tế rất khó để xác định được địa điểm.
  • Bị mất hoặc bị tiết lộ dữ liệu: Việc xảy ra mất hay dữ liệu bị lộ có thể là do chủ thể thứ ba là các cơ quan chứng thực dữ liệu điện tử. Cũng có thể bị các hacker tấn công.

Trên đây là các thông tin quan trọng về đặc điểm của hợp đồng điện tử và các ưu nhược điểm của nó. Phần mềm ký số văn bản và hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT tự hào khi đáp ứng các tiêu chuẩn từ đó được nhiều đối tác/khách hàng tin tưởng sử dụng.

Xem thêm: Quy định pháp luật về Hợp đồng điện tử

Top comments (0)