DEV Community

Cover image for SOLID Principles
Công Quý Nguyễn
Công Quý Nguyễn

Posted on

SOLID Principles

SOLID: Bí mật để code "đỉnh" hơn mỗi ngày!

Chào bạn,

Hôm nay, hãy tưởng tượng chúng ta ngồi lại, pha tách cà phê và nói chuyện về thứ gì đó vừa ngầu vừa hữu ích cho công việc viết code hằng ngày nhé. Chủ đề chính là: SOLID, một tập hợp nguyên tắc giúp chúng ta viết code sạch hơn, dễ bảo trì hơn và, nói thẳng ra, "ngầu" hơn khi làm việc nhóm.

Nếu bạn từng nghĩ:

  • "Sao code của mình dễ bị lỗi vậy?"
  • "Code này sửa một tí là lan ra cả dự án, phải làm sao đây?"

Thì đây, SOLID chính là người bạn đồng hành tuyệt vời! 😎

Vậy SOLID là gì?

SOLID gồm 5 nguyên tắc "vàng" trong thiết kế phần mềm, đặt nền móng cho code dễ hiểu, dễ mở rộng và dễ bảo trì. Chúng ta cùng đi qua từng nguyên tắc nhé!


1. Single Responsibility Principle (SRP)

"Một lớp chỉ nên có một lý do để thay đổi."

Hãy nghĩ về nó như việc mỗi người chỉ nên làm một việc cụ thể trong nhóm. Nếu bạn làm cả code backend lẫn thiết kế giao diện, bạn sẽ nhanh chóng mệt mỏi và mắc lỗi.

Ví dụ xấu:

public class UserService {
    public void addUser() { 
        // Thêm người dùng
    }

    public void sendWelcomeEmail() { 
        // Gửi email chào mừng
    }
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

Ở đây, UserManager vừa quản lý người dùng, vừa lo việc gửi email. Không ổn chút nào!

Cải thiện:

Tách riêng trách nhiệm:

public class UserService {
    public void addUser() { 
        // Thêm người dùng
    }
}

public class EmailService {
    public void sendWelcomeEmail() { 
        // Gửi email chào mừng
    }
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

2. Open/Closed Principle (OCP)

"Mở rộng được nhưng không sửa đổi."

Bạn thích thêm tính năng mà không phải đụng vào code cũ chứ? Đây là nguyên tắc dành cho bạn. Code cũ không sửa thì ít lỗi, đúng không? 😉

Ví dụ xấu:

public class Discount {
    public double calculate(String type) {
        if (type.equals("NEW_YEAR")) {
            return 50;
        } else if (type.equals("BLACK_FRIDAY")) {
            return 70;
        }
        return 0;
    }
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

Ở đây, nếu bạn muốn thêm một dịp giảm giá nào đó thì sao, ví dụ như giảm giá cho cô Thơ chẳng hạn? Hiển nhiên là bạn phải động vào class Discount và chỉnh sửa mã nguồn của nó rồi, nhưng điều này thật sự thì không được hay cho lắm, hãy đọc tiếp để biết được cách giải quyết sao cho thật "ngầu" nhé =))

Cải thiện:

Sử dụng kế thừa:

public interface Discount {
    double calculate();
}

public class NewYearDiscount implements Discount {
    @Override
    public double calculate() {
        return 50;
    }
}

public class BlackFridayDiscount implements Discount {
    @Override
    public double calculate() {
        return 70;
    }
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

Bạn có thể sử dụng một interface để đưa ra các ràng buộc mà các class thực thi phải làm theo (có thể tham khảo lại bài trước). Lúc này thì bạn chỉ cần tạo mới một đối tượng thôi chứ không cần phải can thiệp vào mã nguồn cũ. Trên thực tế, các vấn đề sẽ không đơn giản như thế này đâu nhé!


3. Liskov Substitution Principle (LSP)

"Lớp con phải có thể thay thế lớp cha mà không làm hỏng chương trình."

Nguyên tắc này nghe thì hơi "trừu tượng", nhưng ý tưởng rất đơn giản: nếu bạn thay lớp cha bằng lớp con, mọi thứ vẫn phải chạy tốt.

Hãy cùng xem một ví dụ nổi tiếng từ cuốn Head First Design Patterns:

public class Duck {
    public void quack() {
        System.out.println("Quack!");
    }

    public void swim() {
        System.out.println("Swimming!");
    }
}

public class RubberDuck extends Duck {
    @Override
    public void quack() {
        System.out.println("Squeak!");
    }

    @Override
    public void swim() {
        throw new UnsupportedOperationException("Rubber duck can't swim!");
    }
}

public class DuckTest {
    public static void main(String[] args) {
        Duck duck = new RubberDuck(); // Thay thế lớp cha bằng lớp con
        duck.swim(); // Lỗi xảy ra do RubberDuck không thể bơi
    }
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

Ở đây, RubberDuck (ở đây là vịt đồ chơi nhea) kế thừa Duck nhưng lại phá vỡ hành vi dự kiến của lớp cha vì nó không thực hiện được phương thức swim. Điều này gây ra lỗi khi sử dụng.

Để cải thiện điều này, dưới góc độ cá nhân của mình thì mình đánh giá là vì kế thừa, sử dụng interface để đảm bảo rằng chỉ những lớp thực sự có khả năng bơi mới triển khai hành vi này sẽ khả thi và hợp lý hơn (các bạn có thể chia sẻ cách khác nhé).

Đây là ví dụ minh họa để giải quyết vấn đề của mình

public interface SwimBehavior {
    void swim();
}

public interface QuackBehavior {
    void quack();
}

public class Duck implements SwimBehavior, QuackBehavior {
    @Override
    public void swim() {
        System.out.println("Swimming!");
    }

    @Override
    public void quack() {
        System.out.println("Quack!");
    }
}

public class RubberDuck implements QuackBehavior {
    @Override
    public void quack() {
        System.out.println("Squeak!");
    }
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

4. Interface Segregation Principle (ISP)

"Không nên bắt ai đó dùng những thứ họ không cần."

Nếu bạn tạo ra một interface quá lớn, các lớp triển khai sẽ phải "gánh" những thứ không liên quan.

Ví dụ xấu:

public interface Worker {
    void work();
    void eat();
}

public class Robot implements Worker {
    @Override
    public void work() { 
        // Làm việc
    }

    @Override
    public void eat() { 
        // ??? Robot đâu có ăn!
    }
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

Cải thiện:

Tách interface:

public interface Worker {
    void work();
}

public interface Eater {
    void eat();
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

Trên đây là cách giải quyết dựa trên tư tưởng của ISP, tuy nhiên bạn cũng đừng nên lạm dụng quá nhé, bởi vì như bạn thấy đấy, cách giải quyết này có một nhược điểm đó chính là sản sinh ra nhiều interface nên nếu không khéo léo thì dễ gây ra sự thừa thải trong mã nguồn. Vậy nên hãy cẩn thận khi sử dụng nhé!


5. Dependency Inversion Principle (DIP)

"Code nên phụ thuộc vào abstraction, không phụ thuộc vào implementation."

Nghe hơi phức tạp, nhưng bạn chỉ cần nhớ: thay vì code phụ thuộc vào chi tiết cụ thể, hãy để nó dựa vào cái tổng quát.

Bây giờ mình sẽ trình bày một ví dụ để các bạn dễ hình dung. Do phần này khá là khó nên các bạn chú ý tập trung nhé!

Mình sẽ lấy ví dụ về việc thiết kế một service xử lý thanh toán. Hiện tại, ví dụ chúng ta có 1 phương thức thanh toán là PayPalPayment:

public class PayPalPayment {
    public void processPayment(double amount) {
        System.out.println("Payment of $" + amount + " processed via PayPal.");
    }
}

public class PaymentProcessor {
    private PayPalPayment payPalPayment;

    public PaymentProcessor() {
        this.payPalPayment = new PayPalPayment();
    }

    public void makePayment(double amount) {
        payPalPayment.processPayment(amount);
    }
}

// Main
public class Main {
    public static void main(String[] args) {
        PaymentProcessor processor = new PaymentProcessor();
        processor.makePayment(100.0);
    }
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

Tại đây sẽ xuất hiện một vấn đề, PaymentProcessor phụ thuộc trực tiếp vào lớp PayPalPayment. Nếu cần tích hợp thêm phương thức thanh toán mới (ví dụ: Stripe, Bank Transfer), bạn sẽ phải sửa đổi code trong PaymentProcessor, vi phạm OCP và tăng rủi ro lỗi.

Lúc này, để tuân thủ theo DIP, chúng ta cần tạo ra một abstraction (interface PaymentService) để đại diện cho hành vi thanh toán.

// Abstraction
public interface PaymentService {
    void processPayment(double amount);
}

// PayPal
public class PayPalPayment implements PaymentService {
    @Override
    public void processPayment(double amount) {
        System.out.println("Payment of $" + amount + " processed via PayPal.");
    }
}

// Stripe
public class StripePayment implements PaymentService {
    @Override
    public void processPayment(double amount) {
        System.out.println("Payment of $" + amount + " processed via Stripe.");
    }
}

public class PaymentProcessor {
    private PaymentService paymentService;

    // Dependency Injection qua constructor
    public PaymentProcessor(PaymentService paymentService) {
        this.paymentService = paymentService;
    }

    public void makePayment(double amount) {
        paymentService.processPayment(amount);
    }
}

// Main
public class Main {
    public static void main(String[] args) {
        // Inject PayPalPayment
        PaymentProcessor payPalProcessor = new PaymentProcessor(new PayPalPayment());
        payPalProcessor.makePayment(100.0);

        // Inject StripePayment
        PaymentProcessor stripeProcessor = new PaymentProcessor(new StripePayment());
        stripeProcessor.makePayment(200.0);
    }
}
Enter fullscreen mode Exit fullscreen mode

Khi triển khai như thế này thì PaymentProcessor chỉ biết PaymentService và không cần quan tâm tới chi tiết của PayPalPayment hay StripePayment, do đó khi muốn thêm một phương thức thanh toán mới (ví dụ: BankTransferPayment), chỉ cần tạo lớp mới triển khai PaymentService.


Lời kết

Bạn thấy đó, nguyên tắc SOLID không hề "đáng sợ" như tên gọi. Nó giống như những bài học nhỏ, giúp bạn trở thành một lập trình viên thông minh hơn mỗi ngày. Để áp dụng được tốt SOLID trong quá trình code của mình, không phải ngày một ngày hai mà được nhé, nó sẽ dần tích hợp vào khả năng của bạn trong quá trình phát triển.

Vậy, bạn đã sẵn sàng áp dụng SOLID vào code của mình chưa? Cùng thử ngay và xem sự khác biệt nhé! 🚀

Top comments (0)