DEV Community

Kin Kin Logistics
Kin Kin Logistics

Posted on

Tiểu ngạch là gì- Những kiến thức bổ ích nhất

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã tồn tại từ nhiều năm nhưng vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm sai lầm về con đường vận chuyển này. Chính xác tiểu ngạch là gì? Chính ngạch là gì? Bài viết sau đây sẽ được Kin Kin tổng hợp những thông tin quan trọng nhất về chủ đề này.

1. Thông tin cơ bản về xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Lâu nay vẫn tồn tại góc nhìn phiến diện về hàng tiểu ngạch chính là hàng xuất nhập khẩu. Thực tế thì nhận định này hoàn toàn sai lầm, cùng xem qua định nghĩa về hình thức vận chuyển này để hiểu rõ hơn nhé.

Vận chuyển tiểu ngạch rất phổ biến với cư dân vùng biên giới

Vận chuyển tiểu ngạch rất phổ biến với cư dân vùng biên giới

Xuất khẩu tiểu ngạch là gì?

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch có thể hiểu là hình thức mua bán và trao đổi hàng hoá giữa các cá nhân là công dân của 2 nước có đường biên giới liền kề. Phương thức vận chuyển chính ở hình thức xuất nhập khẩu này chính là đường bộ.

Các giao dịch bằng đường tiểu ngạch thường được thực hiện với kim ngạch có giá trị nhỏ. Ở nước ta hiện nay thì xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường diễn ra giữa biên giới với các quốc gia Trung Quốc, Lào, Campuchia….

Đánh giá ưu và nhược điểm của hàng tiểu ngạch là gì?

Ưu điểm

  • Thủ tục để xuất nhập khẩu hàng tiểu ngạch khá đơn giản. Bạn chỉ cần điền vào tờ khai và thanh toán phí biên mậu là có thể thông quan.
  • Phí vận chuyển thấp hơn so với con đường nhập khẩu chính ngạch.
  • Các thủ tục về khai thuế, biểu phí thuế liên quan cũng thấp hơn so với hàng chính ngạch vì không cần phải đi qua cửa khẩu.

Nhược điểm

  • Vận chuyển tiểu ngạch không phù hợp với các hàng hoá có giá trị lớn, hàng cao cấp bởi tồn tại nhiều rủi ro.
  • Xuất nhập khẩu tiểu ngạch chỉ phù hợp cho những người kinh doanh nhỏ, lẻ.
  • Rủi ro về tranh chấp có thể xảy ra vì không có đầy đủ giấy tờ, chứng từ.
  • Hàng điện tử khi đi qua đường tiểu ngạch dễ bị cơ quan quản lý Nhà nước thu giữ bởi không có giấy tờ chứng minh xuất xứ.

2. Thông tin cơ bản về xuất nhập khẩu chính ngạch

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch được nhắc đến nhiều bởi những hoạt động buôn bán, thu gom hàng nhỏ, lẻ có giá trị thấp. Vận chuyển đường chính ngạch thường được các doanh nghiệp áp dụng là chủ yếu.

Xuất khẩu chính ngạch là gì?

Chính ngạch được hiểu là hình thức buôn bán được thực hiện bởi công dân, doanh nghiệp ở 2 quốc gia có đường biên giới chung. Xuất nhập khẩu chính ngạch thường có hợp đồng mua bán đầy đủ và có văn bản ràng buộc cụ thể giữa người mua và người bán. Điều này đảm bảo sự an tâm cho các bên tham gia buôn bán đặc biệt là với những đơn hàng có giá trị lớn.

Những ưu và nhược điểm của vận chuyển chính ngạch

Những ưu và nhược điểm của vận chuyển chính ngạch

Ưu và nhược điểm khi đi đường chính ngạch

Ưu điểm

  • Hàng hoá muốn được vận chuyển bằng đường chính ngạch thì hàng hoá cần phải có đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ.
  • Vận chuyển chính ngạch có đầy đủ các giấy tờ, chứng từ nhập khẩu, hoá đơn thuế.
  • Vận chuyển chính ngạch không bị hạn chế về số lượng hàng hóa và giá trị giao dịch.
  • Hàng gửi thông qua con đường chính ngạch được đảm bảo còn  nguyên đai, nguyên kiện nhờ bảo hiểm cao.

Nhược điểm

  • Nhược điểm lớn nhất của hình thức vận chuyển chính ngạch là các thủ tục, giấy tờ cần để thông quan quá phức tạp.
  • Chi phí để vận chuyển hàng chính ngạch cũng thường cao hơn so với đi đường tiểu ngạch.

Bạn đọc tham khảo thêm: Vai trò kho CFS là gì trong xuất nhập khẩu

3. So sánh thủ tục xuất nhập khẩu hàng tiểu ngạch và chính ngạch

Xuất nhập khẩu hàng chính ngạch và tiểu ngạch về cơ bản có thủ tục tương tự nhau. Tuy nhiên, hình thức chính ngạch thường có thủ tục phức tạp hơn so với tiểu ngạch để đảm bảo an toàn cho hàng hoá khi gửi với số lượng nhiều.

Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch chi tiết

Thủ tục nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch chi tiết

Thủ tục vận chuyển hàng tiểu ngạch

Theo quyết định về quy trình nghiệp vụ hải quan đối với xuất, nhập khẩu hàng hoá thì quy trình thủ tục 4 bước đường tiểu ngạch cụ thể như sau:

Bước 1: Khai báo hải quan

Khai báo hải quan là việc làm bắt buộc nếu muốn xuất nhập khẩu bất kỳ lô hàng hoá nào. Bạn sẽ nhận tờ khai từ cơ quan hải quan và điền đầy đủ các thông tin về hàng hoá như chủng loại, phẩm cấp, nguồn gốc, đơn giá, trọng lượng…

Bước 2: Kiểm hoá

Ở bước kiểm hoá, chủ hàng cần phải xuất trình hàng hoá thực tế để cán bộ hải quan chứng thực với thông tin đã được kê khai trên phiếu. Trong quá trình kiểm hóa mà phát hiện dấu hiệu khai man, dấu diếm hàng cấm sẽ bị lập biên bản và xử phạt theo quy định.

Bước 3: Nộp tiền thuế

Cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào tờ khai và kết  quả kiểm hoá để xác định thuế suất mà bạn phải nộp lô hàng. Hàng sẽ không được giải phóng nếu như vẫn còn bị nợ thuế.

Bước 4: Giải phóng hàng

Sau khi đã hoàn thiện 3 bước ở trên đây thì cơ quan hải quan sẽ đóng dấu hoàn thành thủ tục vào tờ khai bạn đã điền. Sau đó cấp tờ khai, biên lai đã thu thuế và cho phép giải phóng hàng.

Thủ tục vận chuyển hàng chính ngạch

Cầu kỳ về thủ tục hơn so với tiểu ngạch nên xuất nhập khẩu chính ngạch hiện nay được quy định trong 5 bước cơ bản.

Bước 1: Kiểm tra chứng từ

Bạn cần chuẩn bị bị chứng từ với đầy đủ hợp đồng thương mại (Sale Contract), Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice), Bảng liệt kê chi tiết hàng hóa (Packing list), vận đơn (Bill of Lading), Thông báo hàng đến (Arrival Notice) và các giấy tờ bổ sung khác theo các yêu cầu cụ thể.

Bước 2: Khai báo điện tử

Với doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu hàng chính ngạch thì cần báo với Tổng cục hải quan và mua token có chức năng khai báo hải quan. Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký tài khoản người dùng, mật khẩu…Tiếp theo, doanh nghiệp cần khai báo thủ tục trên phần mềm khai báo hải quan điện tử.

Sau khi hệ thống nhận được thông tin mà doanh nghiệp cung cấp sẽ tự động phân luồng. Hàng ở luồng xanh với mã số 1 trên tờ khai là được thông quan, hàng ở luồng vàng với mã số 2 trên tờ khai tức là doanh nghiệp cần có chứng từ để Hải quan kiểm tra và thông quan. Luồng đỏ với mã kiểm tra số 3 trên tờ khai yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình chứng từ và Hải Quan sẽ kiểm tra hàng thực tế.

Bước 3: Nộp thuế, lấy lệnh xuất hàng

Doanh nghiệp cần đóng thuế nhập khẩu chính ngạch đầy đủ. Hiện nay có 3 cách để đóng thuế chính ngạch là nộp qua kho bạc, ngân hàng hoặc thanh toán điện tử. Trong bước này thì doanh nghiệp cũng phải lấy lệnh giao hàng bao gồm giấy giới thiệu của công ty nhận hàng, thông báo hàng đến và vận đơn.

Bước 4: Vận chuyển hàng

Trong quá trình hàng hoá được vận chuyển thì cả bên bán và bên mua đều sẽ cùng theo dõi thông qua mã tracking từ đơn vị vận chuyển. Các tác nhân từ môi trường có thể sẽ tác động tới thời gian vận chuyển chính ngạch của lô hàng.

Bước 5: Làm thủ tục nhập khẩu hải quan

Sau khi hàng về đến nơi thì doanh nghiệp phải làm thủ tục thông quan chiều đến cho hàng nhận. Nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn thuê ngoài các đơn vị cung ứng dịch vụ này để có thể làm thủ tục nhanh gọn nhất.

4. Một số nhầm lẫn thường gặp về con đường xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Nhầm hàng tiểu ngạch là hàng lậu

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức giao thương đã được pháp luật công nhận. Vì vậy, hàng hoá đi bằng đường tiểu ngạch là những hàng hóa được vận chuyển hợp pháp, không phải là hàng buôn lậu. Tuy nhiên, do cơ chế vận chuyển tiểu ngạch khá cởi mở nên nhiều người lợi dụng để gian lận và làm mọi người hiểu sai lệch.

Tiểu ngạch là vận chuyển hợp pháp nên hàng tiểu ngạch không phải là hàng lậu

Tiểu ngạch là vận chuyển hợp pháp nên hàng tiểu ngạch không phải là hàng lậu

Các thương nhân xuất nhập khẩu tiểu ngạch sẽ không phải đóng thuế

Nhiều người cho rằng thủ tục xuất nhập khẩu tiểu ngạch đơn giản nên khi vận chuyển bằng con đường này sẽ không phải đóng thuế. Thực tế khác hoàn toàn, tất cả các hàng hóa khi vận chuyển qua con đường tiểu ngạch đều phải đóng thuế đầy đủ.

Doanh nghiệp không được vận chuyển tiểu ngạch?

Không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp không thể vận chuyển đường tiểu ngạch. Tuy đa số cư dân cùng biên giới sẽ áp dụng hình thức này nhưng doanh nghiệp cần vận chuyển hàng số lượng ít vẫn có thể áp dụng.

5. Nên vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng con đường chính ngạch hay tiểu ngạch?

Loại hàng hóa cần vận chuyển sẽ quyết định bạn nên đi bằng đường chính ngạch hay tiểu ngạch. Khi bạn cần vận chuyển hàng với số lượng ít thì đi bằng đường tiểu ngạch sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, các mặt hàng tiêu dùng như thời trang, giày dép, túi xách, nông sản cũng là mặt hàng phù hợp để vận chuyển đường tiểu ngạch. Bởi thủ tục qua đường tiểu ngạch không quá phức tạp và sẽ không làm bạn mất quá nhiều công sức.

Trong trường hợp cần vận chuyển số hàng với số lượng lớn, giá trị lớn thì nên đi bằng con đường chính ngạch. Hình thức nhập khẩu chính ngạch sẽ không bị giới hạn bởi số lần nhập hàng. Cùng với đó, các giấy tờ liên quan và chứng minh xuất xứ của hàng hoá cũng được cung cấp đầy đủ.

Trên đây là những thông tin giới thiệu chi tiết về tiểu ngạch là gì, chính ngạch là gì từ Kin Kin Logistics. Hãy liên hệ với Kin Kin theo hotline: 02466512880 hoặc Website: https://kinkinlogistics.com/  để hiểu thêm về các hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoá nhé.
Nguồn: https://kinkinlogistics.com/tin-tuc/tieu-ngach-la-gi-n151

Top comments (0)