PHP là một ngôn ngữ phổ biến nhất trên internet. Vì nó cũng là một trong những ngôn ngữ lập trình web lâu đời nhất, và nó có rất nhiều nền tảng tạo website thương mại điện tử tuyệt vời (eCommerce Platform)
Nếu bạn đã Học lập trình PHP vững chắc, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu và sử dụng các nền tảng ngày để tham gia thị trường đầy năng động này.
Khóa học PHP Fullstack: https://niithanoi.edu.vn/lap-trinh-web-php.html
Chính vì thế, đây là những giợi ý để bạn có thể tham khảo.
Nền tảng thương mại điện tử của PHP
1. WooCommerce
Một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến của PHP là Wordpres plugin - WooCommerce.
WooCommerce đi kèm với nhiều plugin và theme (cả miễn phí và trả tiền) để tùy biến trang web hoặc giỏ hàng trên website của bạn.
Nếu trang web của bạn được xây dựng trên Wordpress bạn cần tích hợp để có thể mua bán hàng hóa ngay trên đó thì mình không thấy giải pháp nào tốt hơn ngoài WooCommerce
Ngoài sự MIỄN PHÍ, có ba lợi ích của WooCommerce là: Rất dễ dàng để làm việc với nó, nó có rất nhiều extension, và giống như WordPress, khả năng tùy chỉnh của nó rất mạnh.
Ngoài WooCommerce ra còn có rất nhiều nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ khác của PHP nữa.
2. Magento
Magneto là một trong số các giải pháp trả phí (mặc dù nó có phiên bản giới hạn miễn phí là Community Edition.
Magneto cũng hỗ trợ theme và modules (một số là miễn phí), do đó bạn có thể tùy chỉnh nó nếu bạn muốn.
Khóa học Magneto: https://niithanoi.edu.vn/khoa-hoc-lap-trinh-magento.html
Magneto là một nền tảng đã phát triển nhanh như một sự lựa chọn đáng tin cậy cho nhiều doanh nghiệp cần đến nền tảng tùy biến cao.
Trong tất cả các nền tảng thương mại điện, Magneto hiện tại đang đứng ở vị trí thứ 3 (Sau Shopify và WooCommerce)
Số liệu thống kê theo tỷ lệ sử dụng eCommermece Platform trong 1 triệu Website hàng đầu
theo Builtwith.com
Nền tảng thương mại điện tử PHP mã nguồn mở
Đây là một số nền tảng PHP nguồn mở nổi bật:
1. OpenCart
OpenCart là một nền tảng miễn phí, nguồn mở.
Đầu tiên, OpenCart đã được viết bằng Perl và sau đó được tháo dỡ và viết lại bằng PHP.
Nó cũng là một dạng shopping cart được xây dựng theo giấy phép GNU open-source license
OpenCart là vẫn còn hoạt động phát triển và cũng đã có hơn 12.000 theme và plugin (một số là trả phí).
Không giống như nhiều dự án mở nguồn không có sự hỗ trợ. Với OpenCart, bạn có thể lựa chọn sự hỗ trợ trả phí.
2. PrestaShop
PrestaShop được tạo ra bởi một sinh viên đại học vào năm 2005. Một trong những điểm chính của PrestaShop là sự hỗ trợ của hơn 60 ngôn ngữ.
Cũng như nhiều dạng shopping cart khác mà mình đã liệt kê, PrestaShop có rất nhiều module và layout templates để giúp bạn tạo rat rang web ưng ý.
Rất nhiều template của họ là đáp ứng cho thiết bị di động. Một số của module và layout template thì cần phải trả phí. Đây là cách Prestashop tạo ra doanh thu.
Thêm một lợi ích của PrestaShop là họ có một cộng đồng lập trình viên đông đảo để giúp đỡ bất kỳ lúc nào bạn gặp khó.
3. ZenCart
ZenCart đã có từ năm 2003. Nó là một nhánh của osCommerce đã được cập nhật CSS và những cải tiến trong lõi của nó.
Nó cũng có nhiều theme và plugin do đó bạn có thể bố trí và tùy chỉnh trang web nếu bạn muốn.
ZenCart cũng có một cộng đồng hoạt động rất tốt cho những ai cần hỗ trợ.
3 Lưu ý khi lựa chọn học / sử dụng nền tảng thương mại điện tử
Có nhiều điều cần cân nhắc khi bạn lựa chọn làm việc với một nền tảng thương mại điện tử nào đó.
Chọn lựa sai có để khiến bạn mất đi nhiều thời gian, cơ hội.
Kể cả khi bạn đang phân vân chưa biết nên học sử dụng nền tảng nào hay là lựa chọn nền tảng nào cho website của bạn thì đây là gợi ý:
Chọn nền tảng thương mại điện tử hoạt động tích cực
Lỗi bảo mật có xu hướng sinh ra theo thời gian. Bạn nên xem xét đến nền tảng thương mại điện tử đang hoạt động tích cực, thường xuyên cho ra các bản vá (thường niên, theo chu kỳ và nhanh).
Chọn nền tảng thương mại điện tử có tuổi đời cao
Một nền tảng thương mại điện tử được phát triển từ lâu thì càng ít lỗi, ít vấn đề bảo mật. Chắc chắn bạn sẽ không muốn làm chuột bạch cho một nền tảng thương mại điện tử mới tinh đâu.
Chọn nền tảng thương mại điện tử có back end thân thiện.
Đội ngũ lập trình viên thường không phải là người quản trị webstie.
Thế nên bạn sẽ cần một nền tảng có một back end đơn giản, dễ hiểu để có thể nhanh chóng đào tạo một người quản trị web.
Lời kết
Như bạn thấy đó, PHP có nhiều nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ, đa dạng phù hợp với nhiều nhu cầu lập trình web bán hàng.
Với một cộng đồng mạnh mẽ của PHP đứng sau “Bảo lãnh”, dù bạn sử dụng hay học sử dụng các nền tảng thương mại điện tử này đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Top comments (0)